Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Vì sao Mỹ chưa bơm vũ khí cho Ukraine?
Cuộc nội chiến ngày càng quyết liệt, Ukraine vẫn đang đánh bằng tất cả những gì mình có, và phương Tây vẫn chưa cho họ vũ khí hạng nặng

 


Thông tin từ cục diện chiến trường

 

Ba ngày qua, cuộc nội chiến ở Ukraine lên đến đỉnh điểm giao tranh. Nã pháo, bắn tên lửa, đấu súng gần như diễn ra trên mọi cứ điểm của hai thành trì phe ly khai là Donetsk và Lugansk.

 

Theo thống kê mà cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng đưa ra thì họ đã loại khỏi vòng chiến đấu 500 lính Ukraine và khoảng 1.500 lính bị thương. Donetsk cũng thống kê họ diệt được 42 xe tăng, 34 xe bọc thép các loại, bắt làm tù binh 17 lính.

 

Còn theo thống kê của Bộ Quốc phòng Ukraine thì họ diệt được ít nhất 300 tay súng ly khai Donbass. Nếu xét về những con số mà hai bên đưa ra thì quả thực dù đã sử dụng hết sức mạnh mà mình có thì Ukraine vẫn chỉ đang đấu ngang với quân ly khai, thậm chí còn có phần dưới cơ.

 

Trong khi đó, Ukraine đã đặt ra quyết tâm nắm toàn quyền kiểm soát cứ điểm sân bay Donetsk, nơi mà hai bên đã tranh giành nhau suốt nhiều tháng qua. Kiểm soát được đống đổ nát này không có nhiều giá trị về mặt triển khai tác chiến, nhưng nó mang ý nghĩa tinh thần quan trọng.

 


Lính Ukraine ngắm bắn từ một cứ điểm ở Donetsk

 

Nếu nắm sân bay trong tay, Ukraine có thể úy lạo tinh thần binh sĩ của họ rằng quân đội đang chiến thắng, ly khai buộc phải tháo chạy trước những đòn đánh mạnh như vũ bão (luận điệu của Thủ tướng Yatsenyuk).

 

Và đồng thời, sân bay này sẽ là chủ đề để Tổng thống Poroshenko nói chuyện với những người đối tác phương Tây trong những buổi gặp mặt. "Các ngài thấy đấy, chúng tôi đang trên đà chiến thắng" có lẽ sẽ là những gì mà Tổng thống Ukraine muốn nói nhất khi ông đi mặc cả với Mỹ hay EU về những khoản cứu trợ mới.

 

Tuy nhiên, Ukraine đã phải đau khổ thừa nhận rằng họ đang rút quân khỏi nhiều vị trí chiến đấu trên sân bay này, và di chuyển đến các vị trí mới. Chỉ có điều, Ukraine không nói thêm về vị trí mới đó có ý nghĩa tấn công ra sao, họ chỉ đưa ra những con số thương vong không tưởng.

 

Thực tế thì Kiev đã lép vế trên chiến trường này, họ dù đã dốc hết sức, nhưng những gì mang lại là đánh hòa với những tay súng ly khai ở miền Đông. Trong khi đó, một thông tin không vui cho Ukraine, khi Donbass tuyên bố họ sắp đưa không quân vào cuộc.

 

Theo truyền hình Nga, nước Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng sẽ có không lực, sẵn sàng tham chiến từ ngày 21/1/2015. Không lực này không được hỗ trợ từ Nga, mà từ những người Gruzia đến "giúp đỡ người anh em Lugansk.

 

Các hình ảnh video phóng sự cho thấy, tại sân bay dã chiến này, lực lượng không quân chiến đấu của Lugansk có một máy bay vận tải hạng nặng Antonov, hai máy bay cường kích Su-25, một máy bay tiêm kích Su-27, một máy bay cường kích Su-24, một số máy bay MiG-21 và một số máy bay trực thăng vũ trang.

 


Cảnh tan hoang ở Lugansk

 

Điều đáng nói rằng không quân là thứ mà từ lâu đã không nhìn thấy trên bầu trời. Còn nhớ khi mới mở đầu cuộc chiến tranh tổng lực chống ly khai hồi tháng 6/2014, Kiev đã sử dụng rất nhiều loại hình không quân, từ trực thăng chiến đấu, trực thăng vận chuyển, cường kích, tiêm kích, máy bay ném bom...

 

Và câu hỏi đặt ra là hiện tại chúng đang nằm đâu, vì sao không xuất hiện trên bầu trời? Phải chăng Ukraine đã không còn đủ tiền, nhiên liệu... để sử dụng những loại vũ khí như vậy?

 

Vì sao Mỹ không giao vũ khí?

 

Thực tế thì cục diện chiến trường đang bất lợi cho Ukraine. Họ đang đánh bằng tất cả những gì họ có, đồng thời một mặt tuyển quân, bắt lính, một mặt gia tăng nguồn chiến phí từ việc thu tiền của những người không muốn ra chiến trường.

 

Một sự dai dẳng đến khó chịu. Càng để lâu, phe ly khai càng mạnh, càng có thêm nhiều sự giúp đỡ, trong khi Kiev sẽ kiệt quệ vì khoản chiến phí để vận hành cỗ máy chiến tranh tổng lực hàng ngày.

 

Còn nhớ, hồi tháng 6/2014, sau vài tháng thực hiện chiến tranh tổng lực, Kiev giành lại quyền kiểm soát Slavyansk, và ly khai phải rút lui chiến lược. Song sau khi rút lui, họ tập hợp lại thành một lực lượng ngang tài ngang sức, có xe tăng, thiết giáp, pháo binh, tên lửa đối đất... và bắt đầu phản công.

 

Và đến nay, thêm một thời gian dài giao tranh, ly khai có thêm không quân, và họ chiến đấu ngày càng khôn khéo, hiệu quả. Không có gì khẳng định rằng trong vài tháng tới, ly khai sẽ yếu đi. Và thậm chí, Donbass còn không phải lo về vấn đề điện, nhiên liệu, năng lượng... bởi có nguồn cung vô tận từ nước Nga ở sau lưng. Trong khi Ukraine sẽ cạn kiệt những nhu yếu phẩm này bất kỳ lúc nào nếu hết tiền.

 

Kiev đã tiếp tục kêu cứu tới Quỹ tiền tệ quốc tế IMF về khoản hỗ trợ mới lớn hơn, đồng thời đàm phán với các chủ nợ quốc tế về việc gia hạn và giảm lãi xuất. Ukraine đang kiệt sức, họ cần tiền, cần vũ khí để theo đuổi giấc mơ hướng Tây của mình.

 

Trong khi đó, những lời hứa vẫn không được thực hiện. Còn nhớ, Mỹ đã thông qua đạo luật "hỗ trợ tự do" giúp Ukraine về vũ khí sát thương hạng nặng, huấn luyện quân sự, gửi cố vấn quân sự, và các gói cứu trợ kinh tế... Nhưng đến nay, mọi thứ vẫn bặt vô âm tín. Duy có một biện pháp là hỗ trợ quân sự, Lầu Năm Góc dự tính sẽ bàn bạc vào tuần sau.

 


Quân ly khai kiểm tra những khu vực mà lính Ukraine rút khỏi

 

Có thể thấy rằng, điều mà Mỹ muốn làm nhất lúc này là dạy cho Ukraine cách bắn giết sao cho hiệu quả theo ý Mỹ. Còn ý đồ của Washington ra sao, cần phải phân tích cụ thể.

 

Thứ nhất, cục diện giằng co trên chiến trường này sẽ gây bất lợi cho ai? Tất nhiên không phải Washington. Họ đâu có tốn gì ngoài những lời hứa hẹn. Nếu có phải chi tiền thì là EU (châu Âu đã chi gần 2 tỷ euro).

 

Trong khi đó, Nga đang phải trực tiếp nuôi lực lượng ly khai chiến đấu. Dù không có bằng chứng cụ thể về bàn tay Nga ở sau lưng Donbass, nhưng Washington hoàn toàn có thể hiểu rõ điều này. Sự dùng dằng càng kéo dài, Nga càng thiệt hại. Trong khi Ukraine đang đánh với Nga bằng tiền của họ, người của họ.

 

Thứ hai, hiện tại Nga đã phải mở kho dự trữ và sử dụng khoảng 21 tỷ USD để cứu nền kinh tế khỏi suy thoái và cứu sự tụt dốc của đồng ruble. Điều này cho thấy kinh tế Nga bị ảnh hưởng rất lớn.

 

Năm 2015, giá dầu dự kiến tiếp tục giảm thấp, và Moscow tiếp tục hứng chịu những tác động khủng khiếp của cơn bão giá dầu này. Đồng thời, phương Tây vẫn đang duy trì trừng phạt Nga bởi khủng hoảng Ukraine chưa hề tiến triển, thậm chí còn xấu đi.

 

Như vậy để thấy, cuộc nội chiến càng kéo dài, càng quyết liệt thì Mỹ chỉ càng lợi, không có hại. Trong khi đó, họ phân tán được sự chú ý của Nga vào Ukraine, còn mình rảnh tay giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, Mỹ Latinh, và quan trọng hơn là giải quyết mâu thuẫn giữa Nhà Trắng và Quốc hội.

 

Điều này lý giải vì sao Mỹ không vội viện trợ quân sự cho Ukraine. Trừ khi Kiev thất bại thảm hại và một dọc miền Nam kéo dài từ biên giới Nga qua Donetsk, Lugansk, Slavyansk, Mariupol đến bán đảo Crimea có nguy cơ rơi vào tay ly khai, lúc đó Mỹ mới cần phải tính toán thực tế.

 

Đồng minh - trở ngại lớn nhất trong toan tính của Mỹ

 

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng Mỹ đang toan tính rất thực dụng ở Ukraine. Và cách chơi thượng tôn lợi ích Mỹ luôn là bản chất và thương hiệu của siêu cường này trong cách họ can thiệp vào các vấn đề trên thế giới.

 

Tuy nhiên, trở ngại duy nhất trong toan tính đó lại xuất phát từ chính những người đồng minh thân cận - châu Âu. Ukraine muốn duy trì cuộc chiến, họ cần có tiền. Và người bị tróc nã đầu tiên sẽ là EU. Kiev vẫn thường nhắc tới những lời hứa trị giá 11 tỷ euro mà châu Âu tuyên bố cách đây vài tháng.

 


Quân ly khai ở sân bay Donetsk

 

Song EU không còn ở thời hoàng kim. Kinh tế của họ đang chật vật đối chọi với di chứng của cuộc khủng hoảng nợ công từ năm 2010. Thậm chí, đã có thành viên đứng bên bờ phá sản như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...

 

Và thậm chí, dù có ở thời hoàng kim thì kinh tế EU vẫn phải cộng hưởng với kinh tế Nga theo kiểu cộng sinh. Và một khi đồng ruble của Nga đang ốm yếu, kinh tế châu Âu cũng không thể khấm khá hơn được. Trong hội nghị mùa đông của EU hồi tháng 12/2014, châu Âu đã tuyên bố họ không còn khả năng để giúp Ukraine.

 

Câu chuyện không hậu thuẫn một lần nữa được nhắc lại trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố hôm 21/1/2015. Theo đó, phương Tây sẽ ngừng hậu thuẫn cho Ukraine với lý do các cam kết cải cách không được thúc đẩy.

 

Thực sự thì lý do này còn buồn hơn với Ukraine. Bởi để thực hiện được các cam kết cải cách ấy, Kiev sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán cùng người ly khai để tiến tới các giải pháp hòa bình. Nó đồng nghĩa với việc EU đã quá chán ngán với cục diện cuộc khủng hoảng ở quốc gia này. Điều EU muốn nhất lúc này là giải quyết nhanh gọn, kết thúc nội chiến, để họ có lý do chấm dứt trừng phạt Nga.

 

Hiện tại, bất chấp tuyên bố cấm vận, cắt đứt quan hệ EU-Nga, Pháp đang xem xét việc đơn phương hợp tác với Nga trong vấn đề chống khủng bố. Còn NATO, dù xem Nga là kẻ thù nguy hiểm nhưng đã lên kế hoạch lập đường dây đối thoại.

 

Nga vẫn còn ảnh hưởng với EU trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, an ninh. Châu Âu có thể theo chân Mỹ trong các vấn đề về quan hệ quốc tế, chính trị, quân sự, nhưng khi túi tiền bị động chạm, bản chất của các nhà tư bản là quan tâm đến lợi ích của mình đầu tiên.

 

Việc những hành động đơn phương như Pháp sẽ tạo tiền lệ để các quốc gia khác học theo. Và toan tính của Mỹ với bất ổn Ukraine có nguy cơ đổ bể từ đây.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường (09-05-2024)
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Tổng thống Barack Obama: "Nước Mỹ đã sang trang" (21-01-2015)
    Phe Cộng hòa phản đối chính sách thuế mới của ông Obama (19-01-2015)
    Mỹ đang giành lại chiếc ghế bá chủ kinh tế thế giới (16-01-2015)
    Tổng thống Mỹ bị chỉ trích vì không tham gia cuộc tuần hành tại Paris (12-01-2015)
    Mitt Romney lần thứ ba nuôi mộng làm Tổng thống Mỹ (11-01-2015)
    Đặc nhiệm SWAT và những điều ít biết (10-01-2015)
    Tổng thống Obama: 'Ông Putin không thông minh cho lắm' (30-12-2014)
    Obama một năm thức tỉnh (28-12-2014)
    “Món quà chính trị” ông Obama tặng bà Hillary (23-12-2014)
    Jeb Bush - Tổng thống Mỹ tiếp theo của gia tộc Bush? (20-12-2014)
    Thông điệp cuối năm của Obama: Tôi không phải ‘vịt què’ (20-12-2014)
    Tổng thống Obama lo ngại phản ứng của Nga? (19-12-2014)
    Mỹ mở đường bãi bỏ cấm vận cho Nga (17-12-2014)
    Báo cáo về những vụ tra tấn của CIA - công cụ đấu đá chính trị nội bộ (15-12-2014)
    Chuyện người Mỹ lẻn vào Triều Tiên lên án Washington (14-12-2014)
    Vì Ukraine, Mỹ "ném bom" hủy diệt quan hệ với Nga (13-12-2014)
    Nỗi ám ảnh của nước Mỹ (12-12-2014)
    Hillary Clinton trước ngưỡng cửa Nhà Trắng năm 2016 (11-12-2014)
    Người Mỹ bị chinh phục bởi một nữ tướng (09-12-2014)
    Đằng sau sự ra đi của Chuck Hagel (08-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152972076.